Tại dự thảo sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu mới nhất, Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều hành xuống còn 7 ngày, thứ 5 hàng tuần không kể ngày nghỉ lễ.
Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã tổng hợp ý kiến, xây dựng dự thảo. trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo tờ trình dự thảo mới nhất, Bộ Công Thương quyết định đề xuất phương án rút ngắn thời gian điều hành giá xuống còn 7 ngày, vào ngày thứ Năm hàng tuần, trừ ngày nghỉ lễ. Trường hợp thứ Năm rơi vào các ngày từ mùng 1 đến mùng 3 tháng Giêng âm lịch thì thời gian hoạt động sẽ được dời sang mùng 4 tháng Giêng âm lịch.
Trường hợp giá mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, liên bộ Công Thương – Tài chính có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời điểm điều hành giá xăng dầu phù hợp.
Bộ Công Thương cho rằng phương án này sẽ đảm bảo giá xăng dầu bám sát hơn với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Việc điều hành kể cả ngày nghỉ lễ nhằm tránh biến động lớn về giá, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Ngoài ra, dự thảo của Bộ Công Thương sửa đổi theo hướng thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu từ 3 đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hợp đồng mua bán xăng dầu, thay vì mua từ nhiều nguồn như hiện nay.
Về mức chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ, Bộ Công Thương tiếp tục đề nghị không quy định mức này để doanh nghiệp tự quyết định và linh hoạt điều chỉnh, đảm bảo hài hòa lợi ích trong từng thời kỳ, phù hợp với cung – cầu của thị trường.
Cơ quan quản lý cho rằng phương án này sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích trong từng thời kỳ, phù hợp với cung cầu xăng dầu trên thị trường trong từng thời điểm, có sự chia sẻ khó khăn giữa đại lý và nhà cung cấp xăng dầu. Để đảm bảo quyền lợi của cửa hàng bán lẻ, khi ký kết hợp đồng, đại lý cần đưa ra quy định về mức chiết khấu tối thiểu với nhà cung cấp.
Ngoài ra, lần này Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành trong quản lý mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, cần làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.
Đồng thời, Bộ cũng đề xuất bổ sung quy định về thời hạn điều chỉnh cắt giảm chi phí định mức xuống 1 quý/lần. Nếu trong quý có phát sinh tăng giảm từ 5% trở lên được phép điều chỉnh ngay.
@Zing News