Ngày 25/11, chỉ số VN-Index đã tăng 0,8% và khép phiên lập đỉnh mới là 1.500,81 điểm khi các nhà đầu tư tiếp tục tập trung mua vào các cổ phiếu vốn hóa lớn.
VCB (+2,2%) có phiên tăng điểm thứ năm liên tiếp và là mã đóng góp nhiều điểm tăng nhất trong phiên hôm nay. Các mã ngân hàng khác gồm VPB (+1,9%) và SSB (+3,8%) cũng nằm trong số các mã đóng góp nhiều điểm tăng nhất trong phiên hôm nay. Ngược lại, BID (-1,5%), TCB (-1,1%) và HDB (-3,0%) là 3 mã lấy đi nhiều điểm giảm nhất.
Trong ngành bất động sản, NVL (+2,4%), GVR (+1,6%), DIG (+7,0%) và PDR (+4,2%) đều tăng.
GEX (+7,0%) tăng trần nhưng đã giảm 6,7% trong tuần này.
SAB (-1,8%) giảm xuống mức thấp nhất trong gần 1 tháng qua.
Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VNSmallcap vẫn duy trì ở mức Trung tính trong khi tín hiệu của VNMidcap, HNX-Index ở mức Tích cực với kháng cự là mức đỉnh gần nhất tại 2100 điểm và 475 điểm. Trong khi đó, VN-Index, VN30 cùng thiết lập mức cao lịch sử mới.
Dự báo trong phiên ngày mai, thị trường có thể xuất hiện sự phân hóa rộng khi mà VNMidcap, HNX-Index có thể kiểm định vùng đỉnh cũ, VNSmallcap kiểm định kháng cự của đường MA10 ngày tại 2057 điểm. Còn đối với chỉ số VN-Index, sau khi vượt nhẹ lên trên mốc tâm lý 1500 điểm thì kháng cự kỹ thuật xác định theo dải Fibonacci mở rộng gần nhất nằm tại vùng 1520 điểm. Do đó, nhiều khả năng chỉ số đại diện sàn HOSE sẽ có xu hướng kiểm định ngưỡng cản ngắn hạn này.
Nếu có thể vượt lên trên mốc này, VN-Index có thể sẽ duy trì đà tăng giá để hướng lên mốc 1600 điểm. Ngược lại, nếu chỉ tăng chậm và giằng co phía dưới mốc 1520 điểm này thì chỉ số có thể đối diện với một nhịp điều chỉnh giảm sau đó.